Khu vực Pantry là nơi phục vụ các hoạt động thư giãn, nghỉ ngơi sau những giờ làm việc căng thẳng. Tại đây, các nhân viên có thể cùng nhau ăn uống, trò chuyện, và nghỉ ngơi. Là nơi giao lưu, kết nối mọi người với nhau, vậy nên Pantry cũng là một phần không thể thiếu. Để tạo nên một không gian Pantry tối ưu và tiện lợi, việc nắm rõ về vốn đầu tư, các loại chi phí (chi phí thiết kế và thiết lập Pantry, chi phí điện nước cho các tiện ích trong Pantry…) là cần thiết.
Chi phí cho khu vực Pantry
Vốn đầu tư
Thiết kế và xây dựng khu vực văn phòng mới luôn đặt ra cho chúng ta một bài toán khó về chi phí. Ngoài chi phí thuê văn phòng, vốn đầu tư cho văn phòng mới cũng là một phần cần lưu ý hàng đầu. Việc tối ưu chi phí mà vẫn đảm bảo công năng toàn diện cho Pantry cần có sự hoạch định và tính toán kỹ lưỡng từ những bước đầu tiên. Chi phí Pantry dựa trên nhiều yếu tố. Bao gồm: thiết kế bản vẽ, chi phí thi công, chất liệu vật tư, văn phòng phẩm, đồ gia dụng…
Thiết Kế
Chi phí thiết kế sẽ biến động dựa trên độ phức tạp và thẩm mỹ của bản vẽ. Một bản vẽ với chi tiết thiết kế phức tạp về công năng và tính thẩm mỹ, thông thường luôn có giá cao hơn.
Thiết kế Pantry hiện nay cũng được biết đến với 3 loại phổ biến: Pantry cơ bản, Pantry đa năng và Pantry cao cấp. Chi phí thiết kế cho từng loại cũng có từng mức giá khác nhau.
Thi công
Chi phí thi công dựa trên độ phức tạp của bản vẽ và giá cả của từng loại vật tư. Ngoài ra, các hạng mục về thi công cũng có từng loại chi phí khác nhau.
Các chi phí Pantry trong hạng mục thi công bao gồm: các vách ngăn, thiết lập đường ống nước, hệ thống đèn và điện, hệ thống điện lạnh…
Phí thi công cũng dựa vào độ hoàn thiện và tay nghề kĩ thuật của đội ngũ thi công. Chọn lựa nhà thầu thi công có tay nghề và kĩ thuật tốt sẽ giúp ích cho quá trình hoàn thiện và độ bền của phòng Pantry.
Phí điện nước và dịch vụ vệ sinh
Chi phí điện nước và dịch vụ vệ sinh là một phần trong chi phí Pantry. Các thiết bị tiện ích cũng cần được kiểm soát khi sử dụng. Nên kiểm tra định kỳ để tránh gây ra hao tốn chi phí điện nước…không mong muốn.
Đảm bảo và duy trì các dịch vụ, hoạt động vệ sinh cho khu vực Pantry, không gian thư giãn và sinh hoạt của nhân viên sẽ trở nên thoải mái và dễ chịu hơn.
Chi phí thay thế vật dụng
Qua một thời gian sử dụng, một số vật dụng, trang thiết bị trong Pantry sẽ cũ hoặc hư hỏng cần được thay mới. Có thể liên lạc lại với nhà thầu cũ để họ cung cấp các tranh thiết bị với giá ưu đãi hơn, hoặc yêu cầu bảo dưỡng, bảo hành.
Gợi ý tiết kiệm chi phí cho phòng Pantry
Tự lên ý tưởng thiết kế
Nếu có thể hoặc đã có kinh nghiệm trước đó, hãy tự lên ý tưởng để cắt giảm phần chi phí cho việc thuê một nhà thiết kế. Chúng ta có thể chủ động chỉnh sửa và thậm chí là dựa trên mức ngân sách dự kiến, có thể trực tiếp tối ưu hoá chi phí mà không cần thông qua đơn vị thi công.
Sử dụng vật liệu tái chế
Khi chuyển văn phòng, một số công ty cố gắng tận dụng lại các loại trang thiết bị đã sử dụng ở văn phòng cũ. Mặt khác, một số công ty khi đi khảo sát văn phòng thuê, họ chú ý việc có thể sử dụng tiếp khu vực Pantry sẵn có hay không. Việc này giúp chúng ta hạn chế một số phần chi phí phát sinh trong nguồn vốn đầu tư ban đầu.
Mua đồ thanh lý
Có thể cân nhắc mua đồ thanh lý nếu bạn có kinh nghiệm kiểm tra chất lượng của chúng. Trang bị cho khu vực Pantry những món đồ thanh lý giá rẻ nhưng chất lượng tốt cũng là một gợi ý đáng cân nhắc trong chi phí Pantry.
Văn phòng phẩm trong khu vực Pantry
Dưới đây là một số gợi ý về các loại đồ gia đụng nên trang bị cho khu vực Pantry:
1. Dụng cụ pha chế:
- Bình đun nước: Bình siêu tốc, ấm đun nước,…
- Máy pha cà phê: Máy pha cà phê espresso, máy pha cà phê phin,…
- Máy lọc nước: Máy lọc nước nóng lạnh, bình nước lọc,…
- Cốc, ly: Cốc sứ, ly thủy tinh, cốc giấy,…
- Bình đựng trà, cà phê: Bình thủy tinh, bình sứ,…
- Dụng cụ pha trà, cà phê: Ấm trà, phin cà phê,…
- Muỗng, khuấy: Muỗng cà phê, muỗng khuấy trà,…
- Khay đựng: Khay đựng cốc, ly, khay đựng dụng cụ pha chế,…
Xem thêm https://thucphamantoan.net/top-10-dung-cu-nha-bep-thong-minh/
2. Đồ dùng ăn uống:
- Bát, đĩa: Bát sứ, đĩa sứ,…
- Dao, kéo: Dao ăn, dao gọt trái cây, kéo,…
- Thìa, dĩa: Thìa ăn, dĩa ăn,…
- Đũa: Đũa tre, đũa gỗ,…
- Khăn ăn: Khăn giấy, khăn ăn vải,…
- Hộp đựng gia vị: Hộp đựng muối, tiêu, đường,…
- Giấy ăn: Giấy ăn cuộn, giấy ăn hộp,…
- Thùng rác: Thùng rác mini, thùng rác văn phòng,…
3. Dụng cụ vệ sinh:
- Nước rửa chén: Nước rửa chén bát, nước lau bếp,…
- Khăn lau: Khăn lau đa năng, khăn lau bếp,…
- Nước lau tay: Nước rửa tay khô, nước rửa tay dạng xà phòng,…
- Giấy vệ sinh: Giấy vệ sinh cuộn, giấy vệ sinh mini,…
- Khăn giấy: Khăn giấy lau tay, khăn giấy lau mặt,…
- Thùng rác: Thùng rác mini, thùng rác văn phòng,…
Ngoài ra, bạn cũng có thể trang bị thêm một số vật dụng khác như: giá sách, cây xanh, tranh ảnh…
Ở các văn phòng doanh nghiệp, Pantry còn là khu vực setup các tiện nghi khác như: khu vực máy in, photocopy, phòng booth…Vậy nên, cũng cần trang bị thêm một số thiết bị văn phòng phẩm: giấy in, bút viết, ghim bấm, giấy note, kéo, thước, keo dán,…
Mua văn phòng phẩm uy tín, chất lượng tại Khải San
Bằng cách trang bị đầy đủ các loại trang thiết bị, văn phòng phẩm cần thiết, bạn sẽ góp phần tạo nên một môi trường làm việc chuyên nghiệp, thoải mái và hiệu quả cho nhân viên của mình. Khải San tự hào là nơi cung cấp sỉ và lẻ các mặt hàng văn phòng phẩm uy tín, chất lượng với giá cả vô cùng cạnh tranh.
Khải San cam kết luôn đảm bảo số lượng cũng như chất lượng hàng hoá khi đến tay người tiêu dùng.
Tạm kết
Bài viết trên cung cấp thông tin để mọi người có cái nhìn khái quát về Pantry cũng như chi phí cho Pantry. Việc thiết lập văn phòng cũng như Pantry là một quá trình đầu tư nhiều công sức và tiền của. Để tiết kiệm chi phí cũng như tối ưu hoá công năng, tiện ích của Pantry nói riêng, và văn phòng nói chung, đầu tư mua sắm văn phòng phẩm tại Khải San là một sự lựa chọn đúng đắn. Hãy theo dõi để cập nhật các bài viết hữu ích khác tại https://thucphamantoan.net/.